Hôm nay
(08) 35142588
090 6695998

Nam Châm Vĩnh cửu - Năng lượng của nam châm vĩnh cửu có là vĩnh cửu?chúng sinh ra từ đâu

HỎI >>Nam Châm Vĩnh cửu - Năng lượng của nam châm vĩnh cửu có là vĩnh cửu?chúng sinh ra từ đâu tôi xem 1 vài video các thí nghiệm về nam châm trên youtube và thấy rằng chỉ cần đặt các viên nam châm kích thươc khác nhau theo vị trí hợp lí thì sẽ tạo 1 động cơ(ko cần năng lương gì khác)

Nam châm là vật chất tích điện trong toàn bộ các phần của vật, có 1 cực bắc và 1 cực nam ở hai đầu và xunh quang được bao quanh bởi các đường sức từ hướng đi từ cực bắc đến cực nam. Có nam châm vĩnh cửu và nam châm điện. 

Nam châm vĩnh cửu được tạo ra bằng cách cho dòng điện chạy qua dây dẫn quấn quanh một vật bằng gang hoặc thép hoặc cho vật bằng gang hoặc thép tiếp xúc với một nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu khác, khi ngắt dòng điện hoặc ngưng cho tiếp xúc, vật vẫn bị nhiễm điện và trở thành nam châm vĩnh cửu. 

Nam châm điện được tạo ra bằng cách quấn một hay nhiều vòng dây dẫn các điện với nhau xung quanh một kim loại (thường dùng Cr, Fe, Cu, Zn, Pb, Sn, Mn) và cho dòng điện chạy qua, khi ngắt dòng điện, từ lực của nam châm điện cũng mất theo. 

Độ mạnh của nam châm vĩnh cửu và nam châm điện tùy thuộc vào cường độ dòng điện dùng để tạo nam châm hoặc độ mạnh của nam châm vĩnh cửu mà vật tiếp xúc. 

Các kim loại Cr, Fe có ái lực từ cao với nam châm, những kim loại khác cũng có ái lực nhưng rất yếu. 

Từ lực của nam châm vĩnh cửu giảm dần theo thời gian, tuân theo quy luật hàm số mũ (bạn nào học điện sẽ biết phương trình này). Tuy nhiên, có thể bảo tồn từ lực của một thanh nam châm vĩnh cửu bằng cách dùng 2 thanh sắt hút lấy 2 đầu cực từ của nam châm vĩnh cửu nhằm ngăn chặn sự phát tán của các đường sức từ. 

Các nam châm đủ mạnh khi được sắp xếp theo những quy luật khác nhau sẽ sinh ra năng lượng tương tác cộng hưởng lẫn nhau, tạo thành một động cơ, tuy nhiên, không thể ứng dụng nhiều trong đời sống vì động cơ có công suất nhỏ và giảm dần theo thời gian. 

Nam châm điện là loại có ứng dụng quan trọng và rộng rãi.

 

CÂU TRẢ LỜI KHÁC 

giải thích tuy khá đầy đủ nhưng chưa thỏa đáng và nói chúng tôi thấy nhiều chổ chưa hợp lí và chưa sát với chủ đề 
Với câu hỏi là: "năng lượng của nam châm vĩnh cửu có là vĩnh cửu? " 
bạn nên hiểu rằng ta không hề nói năng lượng có vĩnh cửu hay không bởi vì đã biết: 
" năng lượng không tự sinh ra, cũng không tự mất đi mà nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác" 
* tôi nghĩ ý của câu hỏi là: "năng lượng từ trường của nam châm vĩnh cửu có vĩnh cửu hay ko?" 
trả lời ý này thì thế này: ở cái tên gọi đã nói lên điều đó, nếu đặt thanh nam châm vc vào một hệ cô lập (về từ và điện) thì chắc chắn năng lượng từ trường của nó sẽ tồn tại mãi mãi, tuy nhiên trong môi trường có tương tác điện - từ thì năng lượng từ trường của nó sẽ mất mát thành dạng khác, chuyện đó là hiển nhiên và tôi nghĩ không nằm trong ý chính của câu hỏi 
* ta biết bản thân của từ được tạo ra là do sự chuyển động của các điện tích, chỉ cần có dòng điện chạy qua là đã có từ trường quanh nó, nếu ta quấn 1 sợi dây dẫn thẳng thành 1 ống dây , khi cho dòng điện chạy qua nó sẽ sinh một từ trường 
+ nếu ống dây để rỗng (không có lõi bên trong) và cho dòng điện biến thiên (điện xoay chiều) chạy qua thì cuộn dây sẽ nhiễm từ và là từ trường biến thiên và do đó khi đi qua các vòng dây nó lại sinh ra suất điện động cảm ứng nói về mặt năng lượng thi ta thấy năng lượng điện chạy vào ống dây được chuyển hóa thành năng lượng từ, sau đó năng lượng từ này trả lại thành năng lượng điện - cuộn dây như thế ta gọi là cuộn tự cảm (tự cảm ứng điện từ) 
+ nếu ta đặt lõi sắt non vào trong lòng ống dây mục đích là để dễ truyền dẫn từ trường bên trong và sử dụng nguồn năng lượng từ này khi đó ta được nam châm điện 
với cách làm tương tự nếu ta đặt lõi thép, hoặc Fe3O4 (sắt từ oxit) thì nó vẫn còn từ tính khi ta ngắt đi nguồn điện - ta được nam châm vĩnh cửu 
như vậy ta thấy nguồn năng lượng từ của nam châm vĩnh cửu có được là do ta đã truyền vào từ năng lượng điện 
sở dĩ nam châm vĩnh cửu "dự trữ" được từ tính là do bên trong lòng của lõi nam châm có 1 dòng điện nội phân tử chạy theo một hướng nhất định nên sinh ra quanh nó một từ trường ổn định 
(dễ hình dung như ở dưới đáy đại dương có các dòng hải lưu di chuyển theo 1 hướng nhất định) 
vì cái xuất xứ như vậy nên khi ta tác dụng một lực mạnh hoặc nung nóng thì từ tính của nam châm vĩnh cửu sẽ giãm hoặc mất hẳn 

ý thứ hai tôi nghĩ bạn đề cập đến 1 loại động cơ vĩnh cửu, các bạn trên cho rằng công suất nó thấp là chưa đúng với ý hỏi, tôi vẫn khẳng định lại là "không hề có động cơ vĩnh cửu", tức là phải luôn tốn năng lượng để sinh ra công (chứ ko có chuyện xài miễn phí, dù là nhỏ nhất) 
Xét 1 ví dụ đơn giản: 
+ tôi có 1 thanh nam châm vĩnh cửu, khi đặt gần 1 mẫu sắt chẳng hạn thì thấy mẫu sắt đó bị hút bay về phía thanh nam châm, tôi đặt lại mẫu sắt đó ra xa - nó lại bị hút vào - cứ như thế rất nhiều nhiều lần mà thấy từ tính của thanh nam châm vẫn không hề giãm 
--> năng lượng để mẫu thép đó chuyển động ở đâu ra? 
+ ta nâng cấp thí nghiệm trên cho ứng dụng thực tế: 
giả sử ở một nơi rất cao (trên lầu 2 chẳng hạn) ta đặt một thanh nam châm vĩnh cửu có từ tính rất lớn, bên dưới sàn nhà đặt 1 kiện hàng có võ bằng sắt bao bọc, theo lí thuyết kiện hàng này sẽ được nam châm nhấc bổng lên lầu mà không cần phải khuân vác gì cả 
Vấn đề nằm ở chổ võ sắt đó chắc chắn đã bị thanh nam châm hút chặt, muốn lấy nó ra để trả về chổ cũ thì... cứ dùng lực mà kéo nó ra, và cái năng lượng phải bỏ ra này đúng bằng năng lượng đã nâng võ sắt và kiện hàng lên cao - kaka chẳng có lợi chổ nào cả 
Giải thích: trong nam châm vĩnh cửu đã có một từ trường xung quanh nó, khi nam châm hút 1 vật vào nó thì chính 1 phần năng lượng từ đã sinh ra công (như ở phần đầu của 2 thí nghiệm) 
nhưng khi ta nhấc vật đó ra khỏi thanh nam châm, thì chính nặng lượng ở dạng công đó đã tác dụng ngược lại tức nó sinh một từ trường nghịch và nó tái sinh một điện trường bên trong dòng điện nội phân tử => nam châm lấy lại từ tính, nói cách khác chính nguồn năng lượng mà ta nhấc vật ra đã chuyển lại thành năng lượng từ trường của nam châm 
nói tóm lại ta tận dụng các nam châm là để biến đổi năng lượng chứ không phải là sử lấy năng lượng nam châm thành năng lượng sử dụng 

Thí nghiệm gì đó trên U tube tôi không xem, nhưng vẫn khẳng định đó ko phải là động cơ vĩnh cửu 
bạn có thể vào trang wikipedia xem phần tàu điện từ, sẽ thấy hình ảnh rõ ràng về sắp xếp các thanh nam châm trên đường ray 
người ta đặt từng nam châm vĩnh cửu xen kẻ trên từng đoạn đường ray, ở đầu và đuôi tàu là các nam châm điện 

nguyên tắc cơ bản: khi 2 nam châm trái cực nó sẽ hút nhau kéo đoàn tàu chạy tới, khi qua khỏi nam châm đó thì phải đổi cực (ở nam châm điện trên tàu) nên nó sẽ đẩy đoàn tàu tiếp tục tiến về trước, và do vậy chính cái năng lượng điện (để sinh ra từ trường thay đổi) trên tàu đã sinh ra công kéo đoàn tàu về trước - nam châm vĩnh cửu vẫn mãi là... vĩnh cửu 
Khi khoa học đã chứng minh thì ta chẳng cần tốn công để đi một cái mà không bao giờ có - động cơ vĩnh cửu, năng lượng siêu nhiên...

Đề xuất link lên google: